Back To Top

  • khắc dấu
  • khac dau

Thông tin liên hệ

Ms Hiền  0912100986

Tel:         0936383906

              024.66838191

E-mail: 

khacdautienhung88@gmail.com

Đường tới khắc dấu

Video Cắt tiết tôm hùm

tiết canh tôm hùm

Đảo chè tuyệt đẹp

Đẹp mê hồn với đảo chè thanh chương

Dịch vụ khắc dấu

khắc dấu

Thống kê truy cập

4500612
Hôm nay
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2778
3836
1953933
5462
8236
4500612

Your IP: 98.81.24.230
13-09-2024 12:49

khắc dấu

khắc dấu

Kênh Youtube Phạm Sỹ Hòa đăng tải video hot nhất

Kênh Youtube Phạm Sỹ Hòa đăng tải video hot nhất
doanh nghiệp tự quyết định con dấu
doanh nghiệp tự quyết định con dấu - doanh nghiệp tự quyết định con dấu
Trả lời câu hỏi “có nên bãi bỏ con dấu hay không” trong một cuộc khảo sát sơ bộ ý kiến gần đây của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), có tới 50% ý kiến cho rằng, nên bỏ hẳn con dấu với tư cách là sự khẳng định về mặt giá trị pháp lý của pháp nhân cơ quan, tổ chức, DN và chuyển sang sử dụng chữ ký điện tử.

Trong khi đó, có 31% ý kiến cho rằng, có thể giữ lại con dấu song cho phép DN chủ động lựa chọn khắc dấu và thông báo với cơ quan chức năng; trong khi chỉ có 19% ý kiến cho rằng, nên giữ lại con dấu và để cơ quan công an cấp như hiện nay để tránh rắc rối.

Điều này cho thấy, phần lớn quan điểm xã hội đều cho rằng, đã đến lúc không cần phải xem con dấu như một “bảo bối” duy nhất để chứng minh giá trị pháp lý của một DN.

Đó là câu chuyện cách đây hơn nửa năm, vấn đề con dấu được đưa ra thảo luận khi dự thảo Luật Doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng. Câu chuyện này mới đây lại được nhiều DN đặt ra tại Hội thảo về Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh do VCCI và CIEM tổ chức.

Những vấn đề mà DN quan tâm về con dấu giờ không chỉ là có hay không giữ con dấu, mà còn liên quan đến việc liệu họ có được quyền tự quyết định về con dấu hay không, cụ thể là DN có quyền không có con dấu hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh, thuộc CIEM cho biết, Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014 hướng tới thay đổi phương thức quản lý con dấu. Theo đó, thay vì cơ quan quản lý con dấu thì chuyển sang DN có thể tự làm hoặc tự khắc dấu, được tự quyết định hình thức, nội dung, số lượng, cách thức sử dụng.

Theo ông Hiếu, với phương thức quản lý con dấu này, tuy là DN vẫn cần sử dụng dấu, nhưng việc sử dụng thế nào là do DN tự quyết định, thậm chí, Ban soạn thảo còn đang tính đưa ra mức độ cởi mở hơn nữa trong Nghị định hướng dẫn, đó là các văn bản đăng ký của DN có thể sẽ không cần con dấu.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, hiện nay đối với câu hỏi “DN có buộc phải có con dấu hay không”, thì không chỉ riêng các DN mà ngay giới chuyên gia luật vẫn hiểu là 50% vẫn giữ và 50% không cần. Tuy nhiên, cá nhân ông Lập cho rằng, nếu không giữ con dấu thì có thể sẽ phát sinh khá nhiều phức tạp trong vấn đề thủ tục công chứng và quản lý.

“Khi DN mang một văn bản đến một cơ quan mà không có dấu, chắc chắn sẽ được yêu cầu đến công chứng để công chứng đây là chữ ký hợp lệ, thậm chí có thể phải mang giấy đăng ký kinh doanh đến cơ quan chức năng xác nhận. Như vậy rất mất thời gian, mà lại phát sinh thủ tục hành chính. Theo tôi, nên để con dấu, song DN được tự quyết định”, ông Lập đề xuất.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, có thể giữ con dấu để tránh phức tạp trong quy trình xử lý văn bản, song việc sử dụng con dấu nên linh hoạt.

Ở góc độ DN, ông Đỗ Việt Dũng, đại diện Công ty Honda Việt Nam cũng ủng hộ phương án giữ con dấu, vì theo ông Dũng, hiện nay nhiều văn bản pháp lý vẫn yêu cầu có chữ ký và con dấu, bên cạnh đó cũng vì yêu cầu của chính DN.

“Với quy mô của chúng tôi, quyền được phân thành nhiều cấp. Người đại diện theo pháp luật phải ủy quyền cho nhiều người với phạm vi ủy quyền khác nhau. Do đó, nếu không có con dấu thì sau khi ủy quyền làm sao kiểm soát được. Hiện Honda Việt nam cũng phải đăng ký ít nhất 2 con dấu”, ông Dũng nói và cho rằng, việc có nhiều con dấu cũng sẽ có nhiều rủi ro, vì thế Ban soạn thảo Nghị định cần bổ sung trường hợp DN có nhiều con dấu thì phải có dấu hiệu phân biệt cụ thể.

Liên quan đến vấn đề mẫu dấu, bà Nguyễn Bích Ngọc, Công ty Luật Allens cho biết, theo quy định, trước khi sử dụng con dấu, DN phải thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp có thay đổi mẫu dấu, DN không cần thông báo thay đổi trước khi sử dụng con dấu mới mà nghĩa vụ thông báo lại được thực hiện trong vòng 10 ngày sau khi có con dấu.

Theo bà Ngọc, như vậy trong khoảng thời gian 10 ngày này, khó có thể phân biệt con dấu mới hay con dấu cũ sẽ có giá trị pháp lý. Do đó, bà Ngọc kiến nghị, trong trường hợp thay đổi mẫu dấu, DN cũng cần thực hiện nghĩa vụ thông báo trước khi được sử dụng con dấu mới để phù hợp với cách tiếp cận khi thông báo sử dụng con dấu lần đầu tiên. Nếu không, trong khoảng thời gian DN có con dấu mới nhưng chưa thực hiện thông báo và đăng tải lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bên thứ ba không thể xác định được việc DN đã có con dấu mới và liệu con dấu cũ khi đó còn giá trị pháp lý hay không. 

(Theo tin nhanh chứng khoán)

Bài viết mới nhất

Đường tới khắc dấu Tiến Hưng

Bản quyền thuộc Công ty TNHH Công nghệ Tiến Hưng
Địa chỉ: Tòa nhà CTM - 299 Cầu Giấy - Quận Cầu Giấy - TP Hà Nội
Điện thoại: 0936383906 - 024.6683.8191 - Hotline: 091.210.0986
Công ty Khắc dấu Tiến Hưng có cơ sở khắc dấu tại: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng
Dịch vụ khắc dấu pháp lý - Dấu chức danh - Dấu chữ ký - Và các loại dấu theo yêu cầu. Mặt dấu được bảo hành mãi mãi

Hotline: 0912.100.986